Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 20)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 20)

Dẫn vào

Lòng thương xót nào tình thương hơn công lý

Thượng tôn khách khí công lý hơn công bằng

Có khi lằng nhằng công bằng hơn công lý

Không có một tí bầu khí của tình thương.1

 

Dụ ngôn “Người con hoang đàng” trong Tân ước dường như tốt hơn rất nhiều khi được gọi là dụ ngôn “Người cha nhân hậu”. Quen gọi là dụ ngôn “Người con hoang đàng”, người ta thường chú trọng đến các hạn từ: công bằng, công lý. Gọi là dụ ngôn “Người cha nhân hậu”, người ta sẽ chú trọng nhiều hơn đến các hạn từ: tình thương, lòng thương xót.

 

Tình yêu vô thường lẽ thường hơn công lý

Nhấn mạnh lý trí sẽ thiếu vắng tình thương

Nhấn mạnh cương thường đâu phải lòng thương xót

Yêu nhau cho trót vượt trên cả công bằng.2

 

Dẫu rằng những từ ngữ công bằng, công lý, tình thương và cả cụm từ “lòng thương xót” cũng không thấy được sử dụng trong nguyên bản của dụ ngôn nêu trên. Mầu nhiệm của công bằng, công lý, tình thương… nơi Thiên Chúa xem ra có thể được cảm nhận cách phong phú nhất qua chính mầu nhiệm lòng Chúa thương xót.

 

Phát biểu lăng nhăng dựa toàn trên lý trí

Chỉ là lãng phí… không biết gì tình thương

Phát biểu cao thượng tình thương là lòng mến

Tất phải hiểu đến tình thương tự ngọn nguồn

Nơi ấy nỗi buồn nỗi đau và nỗi khổ

Tìm được đúng chỗ để thay dạng đổi hình

Nơi ấy một mình tình thương xót ngự trị

Bởi một lẽ vì Thiên Chúa là Tình Yêu.

Bức tranh mỹ miều tình yêu là thế đó

Là chính cửa ngõ để hiểu về công bằng

Với khẳng định rằng công bằng và công lý

Cần có một tí bầu khí của tình thương.3

Năm lần sử dụng từ mercy trong thông điệp

1. APV IV 5,9

  • This is due not so much to the terminology, as in the Old Testament books, as to the analogy that enables us to understand more fully the very mystery of mercy, as a profound drama played out between the father’s love and the prodigality and sin of the son. (IV 5,9)
  • Cela vient moins des termes, comme dans les Livres vétéro-testamentaires, que de l’exemple employé, qui permet de mieux comprendre le mystère de la miséricorde, ce drame profond qui se déroule entre l’amour du père et la prodigalité et le péché du fils. (IV 5,9)
  • Điều này không hẳn do từ ngữ như trong các sách Cựu ước, cho bằng do dụ ngôn được dùng để giúp ta hiểu đầy đủ hơn mầu nhiệm lòng thương xót, tấn bi kịch sâu sắc diễn ra giữa tình cha và sự hoang đàng tội lỗi của người con. (IV 5,9)

2. APV IV 5,34

  • In the parable of the prodigal son, the term “justice” is not used even once; just as in the original text the term “mercy” is not used either. (IV 5,34)
  • Dans la parabole de l’enfant prodigue on ne trouve pas une seule fois le terme de “justice” ni même, dans le texte original, celui de “miséricorde”. (IV 5,34)
  • Trong dụ ngôn người con hoang đàng, hạn từ “công bằng” không được sử dụng một lần nào, cũng vậy hạn từ “lòng thương xót” trong nguyên bản cũng không được sử dụng. (IV 5,34)  

3. APV IV 5,35

  • Nevertheless, the relationship between justice and love, that is manifested as mercy, is inscribed with great exactness in the content of the Gospel parable. (IV 5,35)
  • Toutefois, le rapport de la justice avec l’amour, qui se manifeste comme miséricorde, s’y inscrit avec une grande précision. (IV 5,35)
  • Tuy vậy, tương quan giữa công bằng và tình thương được biểu lộ thành lòng thương xót được khắc ghi rất xác thực trong nội dung của dụ ngôn Tin mừng. (IV 5,35)   

4. APV IV 5,36

  • It becomes more evident that love is transformed into mercy when it is necessary to go beyond the precise norm of justice— precise and often too narrow. (IV 5,36)
  • Il apparaît clairement que l’amour se transforme en miséricorde lorsqu’il faut dépasser la norme précise de la justice, précise et souvent trop stricte. (IV 5,36)
  • Rõ ràng là tình thương biến thành lòng thương xót khi cần phải vượt qua tiêu chuẩn chính xác của công bằng, chính xác và thường rất hẹp hòi. (IV 5,36)

5. APV IV 6,1

  • This exact picture of the prodigal son’s state of mind enables us to understand exactly what the mercy of God consists in. (IV 6,1)
  • La description précise de l’état d’âme de l’enfant prodigue nous permet de comprendre avec exactitude en quoi consiste la miséricorde divine. (IV 6,1)
  • Bức tranh xác thực về tâm trạng của người con hoang đàng cho phép chúng ta hiểu cách đúng đắn về lòng thương xót của Thiên Chúa hệ tại những gì. (IV 6,1)

Để kết

Lòng thương xót nào tình thương hơn công lý

Thượng tôn khách khí công lý hơn công bằng

Có khi lằng nhằng công bằng hơn công lý

Không có một tí bầu khí của tình thương.

Tình yêu vô thường lẽ thường hơn công lý

Nhấn mạnh lý trí sẽ thiếu vắng tình thương

Nhấn mạnh cương thường đâu phải lòng thương xót

Yêu nhau cho trót vượt trên cả công bằng.4

Có thể nói, mầu nhiệm lòng thương xót là mầu nhiệm của tình thương vượt trên công bằng, công lý…:

(1)          Điều này không hẳn do từ ngữ như trong các sách Cựu ước, cho bằng do dụ ngôn được dùng để giúp ta hiểu đầy đủ hơn mầu nhiệm lòng thương xót, tấn bi kịch sâu sắc diễn ra giữa tình cha và sự hoang đàng tội lỗi của người con. (IV 5,9)

(2)          Trong dụ ngôn người con hoang đàng, hạn từ “công bằng” không được sử dụng một lần nào, cũng vậy hạn từ “lòng thương xót” trong nguyên bản cũng không được sử dụng. (IV 5,34)      

(3)          Tuy vậy, tương quan giữa công bằng và tình thương được biểu lộ thành lòng thương xót được khắc ghi rất xác thực trong nội dung của dụ ngôn Tin mừng. (IV 5,35)      

(4)          Rõ ràng là tình thương biến thành lòng thương xót khi cần phải vượt qua tiêu chuẩn chính xác của công bằng, chính xác và thường rất hẹp hòi. (IV 5,36)

(5)          Bức tranh xác thực về tâm trạng của người con hoang đàng cho phép chúng ta hiểu cách đúng đắn về lòng thương xót của Thiên Chúa hệ tại những gì. (IV 6,1).

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

———————————–

[1] Bạn Hữu, Ca từ một số bài ca triết lý III (TP. HCM: LHNB, 2012), 154.

2 Sđd., 154.

3 Sđd., 155.

4 Sđd., 155.

Xem thêm

EUCHARIST

Suy niệm Tin Mừng THÁNH LỄ TIỆC LY, THỨ NĂM TUẦN THÁNH, của Lm Minh Anh

MỘT LẦN TẶNG, MUÔN LẦN TRAO “Ngài yêu thương họ đến cùng!”. “Người khôn ngoan không …