Home / Suy Niệm Lời Chúa / SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT III MV, NĂM B CỦA P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT III MV, NĂM B CỦA P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

 

(Ga 1, 6-8; 19 -28)

LÀM CHỨNG VỀ ÁNH SÁNG

Thưa quý vị, thưa các bạn. Lời Chúa Chúa Nhật III MV (B) 2014 hôm nay theo thánh Gioan có hai phần rõ ràng ai cũng biết. Phần đầu, từ (Ga 1, 6-8), lời trình thuật của thánh Gioan về Đức Giêsu-Kitô, theo xác tín của ngài. Phần hai từ (Ga 1, 19 -28), thánh Gioan thuật lại “sứ vụ thiên sai“ của thánh Gioan Tẩy Gỉa.

Vâng, thưa quý vị, phần thứ hai (c 19-28), nói về “sứ mạng tiền hô” cho Đấng Cứu Thế của Gioan Tẩy Gỉa là một vần đề lớn. Nếu chỉ có vậy, thì phần chia sẻ tuần III MV không có gì khác so với tuần thứ II MV. Vậy, ý nghĩa chia sẻ Lời Chúa hôm nay (Ga 1, 6- 8; 19 -28) III MV là gì, thưa quý vị? Thưa, đó là: “Làm chứng về ánh sáng“.

Đây là chi tiết, mà có ý nghĩa ở cả hai phần: (c 6-8 và 19-28) của Ga 1.

–         “Ông không phải là ánh sáng…” (c 8). Thánh sử Gioan xác định như vậy.

–         “Tôi không phải là Đấng Kitô…” (c 20). Thánh Gioan Tẩy Gỉa xác định như vậy.

Vâng, đây là “vấn đề”, vấn đề của vai trò “làm chứng”. Chúng ta thấy, điều ấy có ý nghĩa gì? Thưa, hết sức có ý nghĩa:

–         Thứ nhất: Minh định cụ thể, có nghĩa là lời chứng rõ ràng về Đấng Cứu Thế. Làm nổi bật, làm rõ lên “Sứ mạng Đấng cứu thế“, Đấng phải đến trong thế gian là “ĐỨC GIÊSU – KITÔ“.

–         Thứ hai: Vai trò  “làm chứng” có giá trị là vai trò làm chứng “trung thực”. Vai trò nầy nói lên giá trị của  ”sứ vụ” nhân chứng. Sứ vụ nhân chứng của Gioan Tẩy Gỉa là gì? Thưa, đó là: “Sứ Vụ Thiên Sai“.  “Có một người được Thiên Chúa sai đến tên là Gioan“ (c 6). Hết sức rõ ràng, nhưng người mang tên là: “GIOAN“ nầy mang sứ vụ “làm chứng cho Đấng Cứu Thế“. Chứ không phải là Đấng Cứu Thế. Bởi vì, ông là người làm chứng.

–         Thứ ba: Lời chứng thật có giá trị. Điều nầy nói lên “chân lý“, Chân Lý là: Thiên Chúa, bởi vì, “người làm chứng nầy được Thiên Chúa sai đến“, chứ không phải được thế gian sai đến. Lời chứng rất quan trọng, nó làm thay đổi vấn đề, nó nói lên giá trị của nhân chứng. Đồng thời, suy tôn và bảo vệ công lý, công lý là sự thật. Sự thật không bị “bóp méo” thì mới đúng là sự thật. Bênh vực sự thật thì mới xứng đáng là ”người được Thiên Chúa sai đến“. Đó là căn tính cơ bản của người Kitô hữu nói chung và của người Công Giáo nói riêng.

Tôn Trọng và bảo vệ công lý mới đúng là tinh thần của Kitô giáo. Muốn bảo vệ sự thật, thì trước hết phải làm chứng cho sự thật, sự thật đó là ”ánh sáng thật”. Ánh Sáng thật chính là Đức Giêsu-Kitô. Sự làm chứng của Gioan Tẩy Gỉa nói lên “ánh sáng thật“ là Đức Giêsu-Kitô, Đấng phải đến trong thế gian để làm chứng về “Chân lý và tình yêu“ của Thiên Chúa.

Theo đó, chúng ta thấy khởi đi từ bài đọc I hôm nay, ( Is 61, 1- 2a; 10 -11) như sau: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, Ngài sai tôi đem Tin Mừng cho người nghèo khó… công bố năm hồng ân cứu độ…”. Như vậy, lời của Thiên Chúa qua ngôn sứ Tiền Hô Isaia từ ngàn xưa cho thấy một sứ vụ “Cứu Chuộc“ của Vị Thiên sai đích thực là Đấng Cứu Thế, tuy nhiên, vương quyền và sứ vụ của Người đồng thời cũng chia sẻ cho nhưng ai được kêu mời tháp nhập với Người. Như vậy, sứ vụ ngôn sứ và vương đế của Người cũng liên đới với hy tế cứu chuộc, chính là vai trò tư tế, tức người chủ tế để hiến dâng lễ vật là hy lễ trường tồn để cứu chuộc tội nhân.

Bài đọc II, thánh Phao-lô xác quyết (1Tx 5, 16-24) và “nhắn nhủ“ chúng ta rằng: “Anh em đừng dập tắt Thần Khí… đừng khinh thường ơn nói tiên tri“ (c 19 -20)… và Thiên Chúa, Đấng kêu gọi chúng ta là Đấng trung thành, sẽ thực hiện lời hứa” (c 24).

Như vậy, sứ vụ Tiền Hô là sứ vụ làm chứng cho ánh sáng, theo ý nghĩa tự nhiên, vốn ánh sáng không cần điều gì làm chứng nữa vì là ánh sáng. Nhưng, theo ý nghĩa Tin Mừng, ánh sáng ở đây chính là Đức Giêsu–Kitô, đã trở nên “Con Người” vì con người chúng ta, vì vậy, cần có sứ vụ “dọn đường”, chính là “tâm hồn“ con người, để “ánh sáng“ thật được tiếp nhận bởi những “tâm hồn“ khát khao. Như vậy,  “làm chứng cho ánh sáng”, hay sứ mạng tiền hô là một sứ vụ thật ý nghĩa. Vì ánh sáng tự nhiên vốn dĩ phải chiếu sáng, nhưng nếu có những vật cản, thì tự nhiên phía sau những vật cản ấy bị che khuất, khi đó, ánh sáng không được tiếp nhận, mặc nhiên, bóng tối ngự trị.

Ánh sáng siêu nhiên là Đức Giêsu-Kitô, nghĩa là Đấng là Thiên Chúa được sai đến làm Đấng Cứu Độ trần gian. Thì mặc nhiên, ánh sáng ấy cũng chiếu soi vào tâm hồn con người, nhưng bị những vật cản là những tâm hồn còn chứa đầy những thung lũng, những quanh co khúc khủy, những gai góc, những bụi rậm, thì ánh sáng không chiếu soi, vì vậy, ánh sáng hữu nhiên bị cản trở. Muốn vậy, sứ mạng Tiền Hô phải dọn đường cho “ánh sáng“ ấy. Từ đó, vai trò ”làm chứng cho ánh sáng” thật của Gioan Tẩy Gỉa, nghĩa là trở nên chứng nhân thật sự cho Tin Mừng Cứu Độ, hầu vai trò “người dọn đường” được sáng lên trong sứ vụ, hầu “sứ vụ cứu chuộc“ của Đấng Cứu Thế được sáng lên trong tin yêu và hy vọng của từng tâm hồn nhân loại.

Theo đó, Thánh Vịnh 112 là một bài ca chúc tụng Thiên Chúa, ngập tràn tâm hồn có Thiên Chúa ngự trị. CẢM NGHIỆM DẠT DÀO của Đức Trinh Nữ Maria để Mẹ sáng tác nên Bài ca Magnificat, hầu ca ngợi Thiên Chúa đã trở thành kiệt tác của Mẹ Thiên Chúa./.

      Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năn , Cha đã ban cho loài người một “ánh sáng“ diệu kỳ là Đức KITÔ, để chiếu giãi vào thế gian. Muốn vậy, Cha cũng sai một vị Tiền Hô để dọn đường cho “ánh sáng” chân lý là Đức Kitô. Để tâm hồn con người được chiếu giãi, hầu “ánh sáng“ Chân Lý ấy được tỏa sáng một cách xứng hợp nơi tâm hồn nhân loại. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. /. Amen.

14/12/2014

P.Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

KHÔNG AI GHEN TỊ VỚI NGƯỜI ĐAU KHỔ

KHÔNG AI GHEN TỊ VỚI NGƯỜI ĐAU KHỔ

Trong tác phẩm “Pride and Prejudice” (Kiêu Hãnh và Định Kiến) của Jane Austen, gia …