Home / Suy Niệm Lời Chúa / CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN C

CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN C

Bài Đọc Một: Sách Macabê quyển 2 chương 7, câu 1-2 và 9 -14

            Bài đọc trình bày giai đoạn quan trọng trong đời sống đức tin của những người Do Thái.

            Có thể nói đây là lần đầu tiên mà người Do Thái xác tín về việc

“xác người sống lại”

             Căn cứ vào bản văn thì chúng ta đang ở vào thời gian của năm 165 trước Chúa Giáng Sinh, thời đó, thời của vua ANTIOCHUS EPIPHANIE, thời bắt đạo kinh khủng. Vua này có một sự kiêu ngạo vượt trổi và muốn mọi người tôn vinh ông như một thần linh.

             Những người Do Thái ngoan đạo bị ép buộc chối từ những tập quán như sau : Không được tuân giữ ngày lễ tôn vinh Chúa Toàn Năng, phải xông hương chúc tụng và bái lạy những tà thần, phải dùng những thịt cúng nơi các bàn thờ ngoại giáo…

             ,Bởi do những áp đảo qúa nặng nề này mà nhiều người Do Thái, vì muốn trung thành với đức tin tốt lành của tổ tiên, đã được vinh phúc nhận triều thiên hồng phúc tử đạo tay cầm cành lá vạn tuế vinh quang. Qua sự việc đầy ý nghĩa này, một lần nữa cho biết rằng: nhờ cuộc bách hại mà niềm xác tín về sự “sống lại” được nảy sinh.

             Hôm nay chúng ta đọc bài kinh thánh nói về sự tử đạo kinh khủng của một gia đình gồm 7 anh em, họ bị hành hình dã man bởi ông vua kiêu ngạo vượt trổi như đã nói ở trên.

            Câu 23 diển đạt một niềm xác tín rất thâm sâu của một người mẹ can đảm nói với đoàn con về sự sống lại, tuy dù bài đọc không nói đến, nhưng chúng ta cần nên tìm hiểu:

Chính Đấng Tạo Hóa đã nắn đúc nên loài người và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài.

 Chính Người, do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con hơi thở và sự sống, bởi vì bây giờ các con tôn trọng luật lệ của Người hơn chính bản thân mình.”

 Hoặc rõ ràng hơn nơi câu 11 trong bài đọc hôm nay:

Tôi có được lưỡi này, tay này là do Chúa Trời ban cho. Nhưng vì luật Chúa Trời, tôi coi khinh những thứ đó và tôi hy vọng nhờ Chúa Trời, tôi tìm thấy lại được.”

             Thật vậy, trước thời gian bách hại này, người Do Thái rất khó tin về sự sống lại. Theo suy nghĩ của họ, đời sống hiện tại được gắn liền giữa Thiên Chúa và dân thánh của Ngài. Dấu hiệu của liên hệ mật thiết này chính là GIAO ƯỚC. Hiện tại có Chúa là đủ, chuyện đời sau không mấy quan tâm.

             Ngày nào chết, xác phàm trần tục sẽ được đặt vào nơi an nghỉ đặc biệt kề bên xác các tổ phụ theo phong tục quê hương và rồi một bóng tối bao trùm nơi an nghỉ trong thinh lặng triền miên kéo dài đưa giấc ngủ người chết chìm vào quên lãng.

 

             Thời gian trôi, do ơn soi sáng, người Do Thái nhận thức đưọc Chúa là Thiên Chúa của sự sống, từ đó người ta hiểu rõ hơn và tin vững mạnh hơn vào quyền lực của Thiên Chúa sẽ giải thoát con người khỏi sự chết.

             Bài đọc có thể khiến chúng ta rùng mình khi hiểu được sự can đảm phi thường của bảy người anh em, nhưng bài đọc cũng sẽ giúp chúng ta chìm sâu hơn vào lòng thương xót của Chúa Từ Bi. Khi con cái trung thành với tình yêu, không bao giờ và không bao giờ Thiên Chúa làm ngơ trước cảnh đời cùng khốn của con Chúa. 

 Đó là niềm tin của tổ tiên trong thời Cựu Ước, là niềm xác tín của bảy anh em can đảm phi thường vào năm 165 trước Chúa Giáng Sinh.

 Còn bạn, còn tôi, còn chúng ta, thời Tân Ước?

 Hôm nay, chúng ta vẫn thường đọc:

 “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”

 Nhưng thử hỏi, chúng ta có đủ niềm tin và niềm xác tín như tiền nhân như trường hợp của bảy anh em đã nói trên đây không ?

Sau cùng thưa bạn,

 “tin tưởng vào sự sống lại mai sau là sống đẹp ý nghĩa cuộc đời hiện tại hôm nay”

LM. FC

Xem thêm

FIRST COMMUNION

Suy niệm Tin Mừng Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, của Lm Minh Anh

NO THOẢ VÔ TẬN “Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào …