Home / Học Hỏi Linh Đạo / Bài 19: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Bài 19: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Dẫn vào

Có thể nói, vì Tân Phúc âm hóa (new evangelization) là một nỗ lực mới của các Ki-tô hữu trong bổn phận tiếp tục không ngừng trong công cuộc loan báo Tin mừng – nỗ lực ra đi công bố Tin mừng với một nhiệt tâm mới, một ngôn ngữ mới, “dễ hiểu” hơn trong ngữ cảnh văn hoá dị biệt – hay đó cũng chính là phương pháp “cũ mà mới” với khả năng muốn thông truyền tốt nhất có thể những ý nghĩa sâu sắc và bất biến của sứ điệp Tin mừng, Giáo hội thật sự mong muốn công cuộc Tân Phúc âm hóa của các tín hữu trong Giáo hội, qua các hoạt động Phúc âm hóa, được canh tân thật “mới trong sự nhiệt thành, trong phương pháp và trong lối diễn tả”.[1]

… nhân loại hôm nay cần được nghe những lời của Đức Giê-su: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban” (Ga 4,10), vì những lời này khơi dậy ước muốn cứu độ ẩn sâu trong lòng mỗi người: “Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát” (Ga 4,15).[2]

Theo đó, Giáo hội phải “gánh vác nhiệm vụ Tân Phúc âm hóa, chủ đề lòng thương xót cần được đề xuất liên tục với lòng nhiệt thành mới và hoạt động mục vụ được canh tân”;[3] “sống và làm chứng cho lòng thương xót”;[4] “chạm đến trái tim của mọi người và truyền cảm hứng cho họ một lần nữa nhằm giúp tìm ra con đường dẫn đến Chúa Cha”.[5] Bởi lẽ “bất cứ ở đâu Giáo hội hiện diện, lòng thương xót của Chúa Cha phải là hiển nhiên”.[6]

Tân Phúc âm hóa để…

Không phải chỉ đơn thuần là để Tái Phúc âm hóa (re-evangelization),[7] mà đặc biệt là để Tân Phúc âm hóa (new evangelization),[8] Giáo hội muốn Sứ điệp Tân Phúc âm hóa được ban hành để tiếp tục thông truyền đức tin Ki-tô giáo cho muôn dân một cách mới mẻ (The New Evangelization for the Transmission of the Christian Faith); nghĩa là “mới trong sự nhiệt thành, trong phương pháp và trong lối diễn tả”.[9]

 Thật vậy, Thượng Hội đồng Giám mục XIII đã làm vang lên rộn rã lời kêu gọi Tân Phúc âm hóa, thúc giục hồn tông đồ nhiệt huyết của mọi người, để có thể khích lệ mà gửi đến cách riêng cho tất cả các tín hữu Công giáo một “sự vụ lệnh” là “hãy tiếp tục công cuộc thông truyền đức tin Ki-tô giáo bằng những cách thức mới mẻ”. Các ngài dạy rằng:

… chúng ta bắt tay vào công cuộc Tân Phúc âm hóa này với đầy lòng phấn khởi. Chúng ta học được niềm vui thú vị và an ủi của việc rao giảng Tin mừng, cả khi việc rao giảng Tin mừng có vẻ giống như gieo trong nước mắt (x. Tv 126,6).[10]

Thực tế, qua Sứ điệp Tân Phúc âm hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo, Thượng Hội đồng Giám mục XIII còn dạy rằng, việc loan báo Tin mừng phải bắt đầu từ bên trong mỗi một gia đình, bên trong mỗi một tâm hồn con người.

Trong tư cách “gia đình họ đạo”, “gia đình xứ đạo”, mỗi giáo xứ hãy là từng trung tâm tự nhiên cũng như siêu nhiên của công việc rao giảng Tin mừng cách mới mẻ. Vì thế, với lời khích lệ đặc biệt dành cho các tín hữu của mọi bậc sống, các nghị phụ còn dạy chúng ta – với lòng thương xót – thực hiện công cuộc Tân Phúc âm hóa bằng chính đời sống cầu nguyện, chiêm niệm, và các hành động thiết thực nhân danh người nghèo….

Bốn lần sử dụng từ mercy

  1. APV 12,3
  • In the present day, as the Church is charged with the task of the new evangelization, the theme of mercy needs to be proposed again and again with new enthu-siasm and renewed pastoral action. (APV 12,3)
  • De nos jours où l’Eglise est engagée dans la nouvelle évangélisation, le thème de la miséricorde doit être proposé avec un enthousiasme nouveau et à travers une pastorale renouvelée. (APV 12,3)
  • Ngày nay, khi Giáo hội gánh vác nhiệm vụ Tân Phúc âm hóa, chủ đề lòng thương xót cần được đề xuất liên tục với lòng nhiệt thành mới và hoạt động mục vụ được canh tân. (APV 12,3)
  1. APV 12,4
  • It is absolutely essential for the Church and for the cre-dibility of her message that she herself live and testify to mercy. (APV 12,4)
  • Il est déterminant pour l’Eglise et pour la crédibilité de son annonce de vivre et de témoigner elle-même de la miséricorde. (APV 12,4)
  • Tuyệt đối cần thiết cho Giáo hội và sự khả tín của sứ điệp Giáo hội đưa ra là chính Giáo hội phải sống và làm chứng cho lòng thương xót. (APV 12,4)
  1. APV 12,5
  • Her language and her gestures must transmit mercy, so as to touch the hearts of all people and inspire them once more to find the road that leads to the Father. (APV 12,5)
  • Son langage et ses gestes doivent transmettre la misé-ricorde pour pénétrer le cœur des personnes et les inciter à retrouver le chemin du retour au Père. (APV 12,5)
  • Ngôn ngữ và cử chỉ của Giáo hội phải chuyển tải lòng thương xót, để chạm đến trái tim của mọi người và truyền cảm hứng cho họ một lần nữa nhằm giúp tìm ra con đường dẫn đến Chúa Cha. (APV 12,5)
  1. APV 12,7
  • Consequently, wherever the Church is present, the mer-cy of the Father must be evident. (APV 12,7)
  • En conséquence, là où l’Eglise est présente, la miséri-corde du Père doit être manifeste. (APV 12,7)
  • Vì vậy, bất cứ ở đâu Giáo hội hiện diện, lòng thương xót của Chúa Cha phải là hiển nhiên. (APV 12,7)

Để kết

Thượng Hội đồng Giám mục XIII tin tưởng phó thác công việc hồi sinh đức tin cho sự cầu nguyện, gìn giữ và che chở của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, dưới tước hiệu “Ngôi sao Tân Phúc Âm Hóa”. Với hình ảnh “Ngôi sao Đức Ma-ri-a chiếu sáng sa mạc”,[11] các nghị phụ muốn chúng ta “hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”.[12] Thật vậy: (1) “Ngày nay, khi Giáo hội gánh vác nhiệm vụ Tân Phúc âm hóa, chủ đề lòng thương xót cần được đề xuất liên tục với lòng nhiệt thành mới và hoạt động mục vụ được canh tân”.[13]  

Nghĩa là, các sứ giả loan báo Tin mừng cần thể hiện một phong thái phục vụ mới, theo tiêu chí của ngôn ngữ giàu lòng thương xót: (1) “Tuyệt đối cần thiết cho Giáo hội và sự khả tín của sứ điệp Giáo hội đưa ra là chính Giáo hội phải sống và làm chứng cho lòng thương xót”;[14] rồi (2) “Ngôn ngữ và cử chỉ của Giáo hội phải chuyển tải lòng thương xót, để chạm đến trái tim của mọi người và truyền cảm hứng cho họ một lần nữa nhằm giúp tìm ra con đường dẫn đến Chúa Cha”;[15] (3) “Vì vậy, bất cứ ở đâu Giáo hội hiện diện, lòng thương xót của Chúa Cha phải là hiển nhiên”.[16]

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

[1] Insegnamenti di Giovanni Paolo II, VI, 1 (Editrice Vaticana, 1983), 698.

[2] The New Evangelization for the Transmission of the Christian Faith, số 33.

[3] APV 12,3.

[4] APV 12,4.

[5] APV 12,5.

[6] APV 12,7.

[7] Những cách gọi Tân Phúc âm hóa (new evangelization) là cách tân công cuộc truyền giảng Tin mừng, tân truyền bá Phúc âm, cuộc loan báo Tin mừng mới, tái truyền giảng Tin mừng có khi mang ý nghĩa tương đồng cùng với không ít những dị biệt, nghi nghĩa (cần lời giải thích).

[8]New evangelization” được sử dụng để trình bày kế hoạch muốn thể hiện cách mới mẻ sứ mệnh cơ bản của Giáo hội, căn tính và lý do hiện hữu của Giáo hội (x. Lineamenta THĐGM XIII, số 10).

[9] Insegnamenti di Giovanni Paolo II, VI, 1 (Editrice Vaticana, 1983), 698.

[10] The New Evangelization for the Transmission of the Christian Faith, số 169.

[11]The star of Mary illumines the desert”.

[12] Mt 28,19-20.

[13] APV 12,3.

[14] APV 12,4.

[15] APV 12,5.

[16] APV 12,7.

Xem thêm

22-4-2024 5-02-48 PM

Lời Chúa – Thứ Ba Tuần IV Mùa Phục Sinh 23/04/2024

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN